XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Công ty dịch vụ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài trong hơn 10 năm qua, với kinh nghiệm thực tế của mình Công ty Trust đã thực hiện việc xin cấp giấy phép lao động cho hơn 50.000 chuyên gia, nhà quản lý và lao động kỹ thuật với trình độ cao đến Việt Nam làm việc tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Chúng tôi xin gửi một số thông tin liên quy định về thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tho quy định mới nhất của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021

Chúng tôi cung cấp dịch vụ visa Việt Nam và dịch vụ làm giấy tờ cho người nước ngoài trên toàn quốc cho tất cả các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài.

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HỒ SƠ, XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

1/ Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc việc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp/tổ chức.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

 

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. 

 

Như vậy doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng và sử dụng người lao động khi Cơ quan quản lý lao động của Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Doanh nghiệp không được quyền quyết định về số lượng và vị trí mà Cơ quan quản lý lao động sẽ xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận.

2/ Người nước ngoài được làm những công việc gì hoặc nghề nghiệp gì tại Việt Nam?

Người lao động nước ngoài Việt Nam hiện tại làm rất nhiều công việc khác nhau bao gồm vào Việt Nam: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán dịch vụ; Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;Tình nguyện viên; Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

Tuy nhiên phổ biến nhất hiện tại là vào Việt Nam với vai trò là: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Trong nội dung này chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết về thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với các vị trí công việc này. Đây là những vị trí phổ biến nhất mà người nước ngoài và doanh nghiệp hay làm thủ tục xin giấy phép làm việc.

3/ Người nước ngoài xin cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ tài liệu gì?

Những người lao động nước ngoài là: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. cần chuẩn bị  hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành
  • Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

Lưu ý: Các giấy tờ bao gồm: Giấy khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp cấp ở nước ngoài, văn bản xác nhận kinh nghiệm, hồ sow giấy tờ …. cấp ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan có thẩm quyền trong nước là Cục lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ tỉnh thành phố trong một số trường hợp thuộc thẩm quyền.

4/ Hồ sơ xin cấp GPLĐ do doanh nghiệp tổ chức chuẩn bị để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm những hồ sơ gì?

5/ Thủ tục xin cấp giấy phép lao động/làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam

  • Mẫu số 11– Đơn đề nghị  xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI – Phụ lục 11 (Kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ). (Doanh nghiệp đã chuẩn bị ở mục (4).
  • Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài do Cơ quan quản lý lao động cấp (Văn bản này thực hiện ở Bước 1).
  • Bộ hồ sơ cá nhân người nước ngoài đã chuẩn bị tại Mục (3). Hồ sơ này phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật (trừ hộ chiếu không phải dịch thuật)

5/ Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu?

  • Nộp hồ sơ tại Cục Việc Làm: Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội. Cục việc làm tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép trên phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục việc làm.
  • Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội.
  • Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội.
  • Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất TP HCM.
  • Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố
  • Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất tỉnh, thành phố. Nhiều tỉnh do ít khu công nghiệp nên Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh thành phố là cơ quan cấp giấy phép lao động. 

Hãy liên hệ ngay để được công ty Trust hỗ trợ tư vấn !

HOTELINE: 0767.002.116

VÌ SAO LỰA CHỌN TRUST MÀ KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG TY NÀO KHÁC? Vì:

LIÊN HỆ TƯ VẤN

HỖ TRỢ - TƯ VẤN

CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG

Chị Thanh Khách Hàng Cá Nhân

Cảm ơn công ty đã giúp gia đình 12 người chúng tôi đạt được visa Úc để qua thăm em gái đang sinh sống và làm việc bên Úc. Trước đó, tất cả visa Canada, Mỹ của gia đình tôi đều tin tưởng gửi cho bên công ty Trust làm giúp

Trinh Doanh Nghiệp

Công ty mình dịch thuật tiếng Indonesia, tiếng Anh bên công ty Trust đã được 5 năm và mình rất hài lòng. Vì mình không có nhiều thời gian nên các giấy tờ của các chuyên gia Indonesia như gia hạn lưu trú và giấy phép lao động, hợp thức hóa lãnh sự mình đều nhờ bên công ty Trust làm giúp. Kết quả ra rất nhanh mà thủ tục đơn giản lắm lắm

Chị An Doanh Nghiệp

Công ty chúng tôi đã cộng tác với công ty Trust để dịch thuật số lượng các giấy tờ cho khách hàng để hoàn thành hồ sơ định cư và đầu tư nước ngoài. Đội ngũ dịch giả bên công ty Trust chuyên môn cao, tỉ mỉ nên sai sót hầu như không có.

Chú Hùng Khách Cá Nhân

Tôi có con du học bên Mỹ, hiện tại con tôi đã lấy vợ và nhập tịch. Những ngày đầu làm visa Mỹ, nhờ công ty Trust mà tôi và vợ dễ dàng đạt được visa và gia hạn visa đều ra kết quả 100%. Cảm ơn công ty Trust nhiều, năm nào cũng sẽ ghé Trust để làm lại visa Mỹ

Chị Trâm Khách Cá Nhân

Tôi là mẹ đơn thân . Với độ tuổi trẻ như tôi thì việc làm giấy tờ đi Canada khá khó khăn. Nhờ người quen giới thiệu, tôi tìm hiểu và đến công ty Trust để được tư vấn và hỗ trợ. Cuối cùng,tôi đã có được visa Canada 10 năm rất suôn sẻ. Vô cùng bất ngờ và vui sướng

KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC

TRUST – XỨNG ĐÁNG 10 ĐIỂM DỊCH VỤ 

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP