Hôn nhân đồng giới đã được công nhận ở đa số các tiểu bang ở Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa công nhận kết hôn đồng giới. Điều này đồng nghĩa với việc không thể bảo lãnh người bạn đời đồng giới của mình theo diện vợ/ chồng. Do đó, bảo lãnh hôn nhân đồng giới phải theo diện hôn phu/ hôn thê K-1 và người mở hồ sơ bảo lãnh phải là công dân Mỹ.
Mặc dù hạn chế về phương thức bảo lãnh hôn nhân đồng giới nhưng một khi người bạn đời đồng giới được bảo lãnh đến Mỹ sẽ được thi quốc tịch sau 3 năm lưu trú liên tục thay vì lưu trú 5 năm so với các cặp đôi khác giới.
* Cả công dân Hoa Kỳ và người xin thị thực K1 phải được tự do kết hôn hợp pháp, tại thời điểm đơn bảo lãnh được nộp và phải duy trì như vậy sau đó. Việc kết hôn phải hợp pháp theo luật pháp của tiểu bang Hoa Kỳ nơi hôn nhân sẽ diễn ra.
* Người bảo lãnh và được bảo lãnh phải gặp nhau trong vòng hai năm qua. Đồng thời, phải tiến hành kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ bằng thị thực diện K1.
Quy trình nộp hồ sơ và những giấy tờ yêu cầu:
Bước 1: Nộp đơn bảo lãnh
Công dân Hoa Kỳ (người bảo lãnh) phải nộp đơn I-129F, đơn bảo lãnh cho vợ/chồng sắp cưới K-1 với văn phòng sở di trú và nhập tịch Hoa Kỳ USCIS tại khu vực họ sinh sống. Không thể nộp đơn I-129F tại văn phòng đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc USCIS của Hoa Kỳ ở nước ngoài
Sau khi USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh, đơn sẽ được gửi đến trung tâm thị thực quốc gia (NVC). NVC sẽ cung cấp cho người bảo lãnh một số hồ sơ và gửi đơn bảo lãnh đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ nơi vợ/chồng sắp cưới K-1 của họ đang sinh sống
Bước 2: Xử lý tại NVC
Sau khi đơn bảo lãnh được USCIS chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển đến trung tâm thị thực quốc gia (NVC) để xử lý. NVC sẽ tạo mã số hồ sơ trên hệ thống. Thông tin về mã số hồ sơ này sẽ được NVC gửi cho người nộp đơn tại Mỹ thông qua email hoặc thư để kiểm tra trạng thái, nhận tin nhắn và quản lý hồ sơ của mình
Bước 3: Đóng phí
Người mở hồ sơ tiến hành đóng phí xử lý đơn xin thị thực định cư và phí xét hồ sơ hỗ trợ tài chính
Bước 4: Nộp đơn bảo trợ tài chính, bằng chứng tài chính và các tài liệu hỗ trợ khác
Người ở Mỹ hoàn thành mẫu đơn I-864, mẫu đơn hỗ trợ tài chính. Nếu thu nhập của người ở Mỹ không đủ, có thể nhờ người thân, người chung hộ ký vào đơn đồng bảo trợ. Sau khi hoàn thành mẫu hỗ trợ tài chính, người ở Mỹ nên thu thập bằng chứng về tài chính của mình và các tài liệu hỗ trợ khác như:
Bước 5: Điền đơn xin thị thực DS-160 và nộp các tài liệu dân sự
Sau khi điền đơn DS-160 trên tài khoản, cần in giấy xác nhận nộp đơn DS-160 để người ở Việt Nam mang cùng theo lúc phỏng vấn. Đồng thời người ở Việt Nam phải thu thập các tài liệu dân sự cần thiết để hỗ trợ cho việc nộp hồ sơ thị thực của mình như sau: (tài liệu phải được kèm theo bản dịch đã được công chứng)
Bước 6: Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Sau khi trung tâm thị thực quốc gia (NVC) sắp xếp cuộc hẹn phỏng vấn, NVC sẽ gửi một email thông báo ngày và giờ hẹn. Sau khi nhận được thư mời phỏng vấn từ NVC, người ở Việt Nam phải thực hiện các bước sau trước ngày phỏng vấn
Bước 7: Phỏng vấn
Phí chính phủ: Lệ phí đóng lãnh sự tương đương 265 USD (được đóng bằng tiền Việt Nam đồng). Lệ phí này không hoàn lại sau khi đã đóng cho chính phủ.
Lưu ý: Phí đóng lãnh sự có thể sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm
* Tổng thời gian để có được thị thực trên tay quý khách sẽ kéo dài từ 10 ngày đến 90 ngày hoặc lâu hơn tùy theo từng trường hợp và phụ thuộc vào việc cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ.
VÌ SAO LỰA CHỌN TRUST MÀ KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG TY NÀO KHÁC? Vì:
Công ty mình dịch thuật tiếng Indonesia, tiếng Anh bên công ty Trust đã được 5 năm và mình rất hài lòng. Vì mình không có nhiều thời gian nên các giấy tờ của các chuyên gia Indonesia như gia hạn lưu trú và giấy phép lao động, hợp thức hóa lãnh sự mình đều nhờ bên công ty Trust làm giúp. Kết quả ra rất nhanh mà thủ tục đơn giản lắm lắm
TRUST – XỨNG ĐÁNG 10 ĐIỂM DỊCH VỤ
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP